1. Tài sản không được chia đôi khi ly hôn
Thứ nhất: Tài sản theo thỏa thuận của hai vợ chồng
Sự thỏa thuận về việc phân chia tài sản khi ly hôn luôn được Nhà nước khuyến khích. Vợ chồng có thể nhập phần tài sản riêng có trước khi kết hôn vào làm tài sản chung và việc phân chia tài sản chung này khi ly hôn không nhất thiết là chia đôi theo luật định mà vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau.Nếu hai bên thỏa thuận được tài sản nào không bị chia đôi thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó trong bản án ly hôn.
Thứ hai: Tài sản riêng của vợ hoặc chồng
Tài sản hình thành trước khi kết hôn hay tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ không bị chia đôi khi ly hôn. Cụ thể:- Tài sản riêng của vợ, chồng mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng;
- Tài sản được tặng cho riêng;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người;
- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng như:
+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.
- Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.
Tóm lại: khi ly hôn tài sản không bị chia đôi là tài sản do hai vợ chồng tự thỏa thuận và tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng.
0 Comments
Đăng nhận xét