Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai vốn dĩ là phức tạp, bởi trong một số trường hợp thủ tục này còn bị chồng chéo nhiều bộ luật. Cụ thể thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Bạn quan tâm, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Tin Mới.
Thực tế, tranh chấp nhà đất tồn tại ở nhiều dạng, gồm:
- Tranh chấp quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
- Các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Nhưng dù ở dạng nào đi chăng nữa, theo quy định tại luật đất đai 2013, khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở. Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được, các bên gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đến UBND cấp xã nơi có đất hòa giải.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Bộ luật tố tụng dân sự
Bên khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa Án có thẩm quyền nơi có bất động sản đang tranh chấp. Các bước tiến hành thủ tục như sau:
- Người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền cùng với hồ sơ, chứng cứ xác nhận quyền sử dụng bất động sản cần tranh chấp.
- Thực hiện việc tạm ứng án phí, hoàn chỉnh lại các hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.
- Tòa sẽ tiến hành hòa giải để hai bên thỏa thuận. Nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.
- Nếu hòa giải không thành Tòa Án sẽ mở phiên tòa xét xử.
- Việc các bên đương sự không đồng ý trong quá trình xét xử các bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Thủ tục này chỉ áp dụng khi bên tranh chấp chấp không có giấy tờ, hồ sơ chứng cứ quyền sử dụng đất theo quy định. Các thủ tục tiến hành giải quyết ở UBND, thẩm quyền giải quyết lúc này là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên tranh chấp không đồng ý giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Trường hợp tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì các bên có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nhưng nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường. Hoặc có thể khởi kiện tại UBND theo quy định của luật tố tụng hành chính.
0 Comments
Đăng nhận xét