Tham khảo mẫu đơn yêu cầu tuyên bố chết mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
------o0o--------
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Yêu cầu tuyên bố một người đã chết)
Kính
gửi: Tòa án nhân dân………………………………………………………………. (1)
Người
yêu cầu giải quyết việc dân sự: (2).....................................................................
Địa chỉ: (3)
.........................................................................................................................
Số điện thoại
(nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):.........................................
Địa chỉ thư
điện tử (nếu có):
..............................................................................................
Tôi
(chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) ..................................................
việc như sau:
- Những vấn đề
yêu cầu Tòa án giải quyết: Yêu cầu tuyên bố ông/bà ……….. đã chết.
- Lý do, mục
đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:
(4)…..….....................................................................................................................
- Tên và địa
chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
(5)
............................................................................................................................
- Các thông
tin khác (nếu có): (6)
.....................................................................................
Tài
liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (7)
1.
.......................................................................................................................................
2.
........................................................................................................................................
Tôi
(chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
………., ngày......tháng......năm…. (8)
NGƯỜI YÊU CẦU (9)
Chú thích:
(1) Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa
án nơi người bị yêu cầu tuyên bố đã chết cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu này.
Ví dụ: Tòa án
nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng
năm sinh và số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy
thân khác;
Nếu là cơ
quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp có
nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ
các thông tin của từng người.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư
trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn.
Ví dụ: Thôn Đông
Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội;
Nếu là cơ
quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm
đơn yêu cầu.
Ví dụ: Trụ sở
tại số 82 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
(4) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án
giải quyết việc dân sự đó: Có thể yêu cầu tuyên bố một người đã chết để làm thủ
tục ly hôn, phân chia di sản thừa kế …..
(5) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có)
của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết
việc dân sự đó.
(6) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần
thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(7) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là
bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…
Ví dụ:
1. Bản sao
Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A;
2. Bản sao
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;.....
(8) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu
Ví dụ: Hà Nội,
ngày 22 tháng 7 năm 2019; Yên Bái, ngày 12 tháng 12 năm 2018.
(9) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm
chỉ của người đó;
Nếu là cơ
quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên,
ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.
Gửi đơn yêu cầu tuyên bố chết khi nào?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần tham khảo điều kiện để tuyên bố một người đã chết được quy định tại khoản 01 điều 71 luật dân sự 2015. Cụ thể gồm 04 trường hợp như sau:
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
0 Comments
Đăng nhận xét