Pháp luật không ngăn cấm chuyện nam nữ sống chung nhưng pháp luật sẽ không công nhận mối quan hệ hôn nhân này. Do đó, trong thời gian chung sống nếu hai bên có con thì pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này. Mời bạn đọc theo dõi bài viết quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, dù nam, nữ sống chung với nhau có con và không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn luôn bảo vệ mối quan hệ cha mẹ và con. Đó cũng chính là cơ sở để cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái dù là con ngoài giá thú đi chăng nữa. 

2. Một số điều kiện nuôi con khi không đăng ký kết hôn

a) Căn cứ vào độ tuổi của con


- Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người được quyền ưu tiên nuôi con. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện thì Tòa án xem xét và giao con trực tiếp cho người cha nuôi nhưng người cha phải đảm bảo mang lại quyền lợi tốt nhất cho con.

- Nếu con trên 36 tháng tuổi nhưng cah và mẹ không đăng ký kết hôn nên việc nuôi con sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được và có yếu tố tranh chấp thì lúc này có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Lưu ý: trường hợp tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn thì các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ để Tòa án có căn cứ giải quyết.

- Nếu con trên 07 tuổi: Tòa án sẽ lấy ý kiến của con xem con quyết định sống với cha hay với mẹ. Ở độ tuổi này thì ý kiến của con là căn cứ quan trọng để Tòa án phân xử. 

b) Căn cứ vào điều kiện vật chất và tinh thần

Nếu hai bên không thỏa thuận được và vẫn muốn mình là người trực tiếp nuôi con khi chia tay thì hai bên cần phải đưa ra những căn cứ chứng minh về điều kiện vật chất và tinh thần của mình tốt hơn đối phương. Chẳng hạn như:

- Đảm bảo chỗ ở cho con tốt hơn đối phương;

- Thu nhập hàng tháng ổn định hơn đối phương;

- Đảm bảo môi trường sống, giáo dục cho con tốt hơn đối phương;

- Thời gian dành cho con nhiều hơn đối phương;

- Một số điều kiện khác đảm bảo mình sẽ làm tốt hơn đối phương

Trên đây là một số điều kiện về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, để biết thêm thông tin chi tiết về quá trình thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào thì có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Bạn đọc quan tâm đến vấn đề của mình khi chưa thể giải đáp được thì liên hệ vào hotline 0909 854 850 hoặc đến số 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TPHCM để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.