Khi mâu thuẫn vợ chồng không thể nào hàn gắn thì ly hôn sẽ là phương án cuối cùng chấm dứt mối quan hệ này. Một trong những vấn đề khó xử đối với bật cha mẹ là nỗi lo về con cái khi hai bên không thống nhất với nhau ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Vậy quyền nuôi con sau khi ly hôn theo pháp luật hiện hành được quy định cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.
Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo pháp luật hiện hành


Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định của pháp luật
Điều 81 Luật hôn nhân – gia đình quy định:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Quyền nuôi con theo độ tuổi của con

- Khi con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người bố.
- Con dưới 7 tuổi sẽ do Tòa án quyết định giao cho cha hoặc mẹ nuôi dựa vào những điều kiện có lợi tốt nhất cho con.
- Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ quyết định đưa cho ai nuôi dựa vào ý kiến nguyện vọng của con. Và quyết định này của con sẽ có văn bản xác nhận cụ thể.

Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Bố hoặc mẹ cần chứng minh sau khi ly hôn thì mình sẽ mang lại cuộc sống cho con tốt hơn so với đối phương, cụ thể ở các phương diện như:
- Tài chính thu nhập hàng tháng: Phải chứng minh trước Tòa về mức thu nhập hàng tháng của mình đảm bảo nuôi con tốt hơn so với đối phương.
- Chỗ ở ổn định: ổn định về chỗ ở sẽ là lợi thế khi đối phương không thể mang lại cho con;
- Thời gian làm việc: Nếu bạn dành nhiều thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt hơn đối phương thì đó cũng là một yếu tố có lợi cho bạn.

Mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn quy định như thế nào?

Theo Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP thì “tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu và học hành của con do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tùy vào trường hợp của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con hợp lý.”
Như vậy, trong nội dung bài viết này chúng tôi đã trình bày một phần của pháp luật về quy định quyền nuôi con sau ly hôn. Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa nắm kịp và không muốn mất nhiều thời gian về nó thì có thể tìm và liên hệ với các văn phòng tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí uy tín tại TPHCM để được tư vấn chi tiết hơn.