Hợp đồng này ghi lại sự thỏa thuận tiền cọc giữa bên bán và bên mua nhà đất. Bên cạnh đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất còn là sự ràng buộc, yêu cầu đôi bên có trách nhiệm thực hiện giao dịch này. Nếu bạn đang tìm hiểu, bạn có thể tải và tham khảo hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng trong bài viết dưới đây.

hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất


1. Tải hợp đồng đồng mẫu mới


Bạn click vào đây để tải.

2. Hướng dẫn cách viết đơn


- Ghi đầy đủ thông tin bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc:

  • Họ và tên người đặt cọc, người nhận;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
  • Địa chỉ hộ khẩu thường trú;
- Ghi rõ số tiền đặt cọc là bao nhiêu, ghi cả số lẫn chữ;

- Nếu cọc bằng tài sản giá trị khác, cần nêu rõ là tài sản nào, giá trị ra sao.

- Làm rõ phương thức đặt cọc là tiền mặt hay chuyển khoản.

- Đặt cọc mua thửa đất nào: diện tích, số thửa, số tờ,... loại đất là đô thị hay nông thôn.

- Lưu ý tới thời hạn sử dụng đất.

- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng do đôi bên tự thương lượng.

- Thuế, lệ phí do đôi bên thỏa thuận và cần ghi vào hợp đồng.

Tham khảo dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói để giảm bớt những khó khăn bởi hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

- Về xử lý tiền đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện. Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vi phạm hợp đồng đặt cọc, các bên có thể tự thương lượng giải quyết theo các hướng nêu trên hoặc tố tụng dân sự tại tòa án.

Theo DHLaw - https://dhlaw.com.vn/hop-dong-dat-coc-mua-ban-nha-dat/