Luật hôn nhân gia đình có quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Vậy trong trường hợp một bên không chu cấp cho con sau khi ly hôn có bị phạt không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết sau.

Không chu cấp cho con sau ly hôn có bị phạt?
Không chu cấp cho con sau ly hôn có bị phạt?
Câu hỏi khách hàng

Sau khi ly hôn, tôi được Tòa quyết trực tiếp nuôi dạy hai con và chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho mỗi bé tháng 5 triệu cho đến khi tròn 18 tuổi. Tuy nhiên, chồng cũ đã không thực hiện đúng theo quyết định ly hôn. Trong trường hợp này chồng cũ của tôi có bị phạt không?

Ngoài ra, khi tôi muốn chuyển hộ khẩu khỏi nhà chồng cũ thì anh luôn tìm mọi cách gây khó dễ. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Tư vấn

Nghĩa vũ cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Khoản 1 Điều 83 Luật này quy định:

“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.”

Như vậy, sau khi có quyết định nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn mà chồng cũ cố tình không thực hiện bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người này phải thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo Điều 119 Luật hôn nhân gai đình 2014.

Sau khi Tòa án ra quyết định buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà người này vẫn không chấp hành thì có thể bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Chuyển hộ khẩu

Theo khoản 1 và 6 Điều 28 Luật cư trú 2006 về giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

“1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà tr­ường và cơ sở giáo dục khác;

c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế." 


Như vậy, sau khi ly hôn bạn đã thay đổi chỗ ở, do đó bạn không thuộc các trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu nên phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu.

Trong trường hợp này bạn cần chuẩn bị sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi nhân khẩu nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Như bạn có trình bày chồng cũ luôn tìm mọi cách gây khó dễ không cho mẹ con bạn thực hiện thủ tục cắt hộ khẩu là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 100.000-300.000 đồng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Nếu chồng cũ cứ tiếp tục cản trở thì bạn nên đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu để trình báo.

Trên đây là một vài thông tin mà Tin Mới chia sẻ đến bạn, hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn sớm giải quyết được vấn đề mà mình đang gặp phải. Mọi thông tin cần hỗ trợ thêm bạn có thể liên hệ với Luật sư để được giải đáp kịp thời.

Thông tin liên hệ Luật sư

- Số 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TPHCM.

- Hotline: 0909 854 850

- Tell: 028 66 826 954

- Email: contact@dhlaw.com.vn