Giám đốc cũng là một nghề nghiệp được tuyển dụng khá rộng rãi ở Việt Nam và toàn thế giới. Do đó, khi bạn nghe về nghề giám đốc, cũng có thể sẽ là mới với bạn nhưng chưa hẳn đây đã là một ngành nghề hoàn toàn mới đâu nhé. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề giám đốc ở Việt Nam.


Nghề Giám đốc là gì?

Nghề nghiệp đòi hỏi một nghiên cứu hoặc đào tạo chuyên ngành, mục đích là để cung cấp các dịch vụ, hướng dẫn nghề thay cho một khoản phí hoặc thù lao xác định. Một nghề là bao gồm kiến ​​thức, các kỹ năng phạm vi, ứng dụng của chúng để phục vụ con người.

Do đó Giám đốc cũng được coi là một nghề vì chúng có đầy đủ các yếu tố kỹ năng, kiến thức chuyên môn, phổ biến, có thể đào tạo và được xã hội công nhận, có lương tương xứng với đóng góp, góp ích cho xã hội.

Giám đốc là nhân viên cấp cao thuộc ban lãnh đạo của doanh nghiệp, có trách nhiệm quản lý, điều phối công việc cho nhân sự cấp dưới của mình. Tùy từng lĩnh vực, chuyên ngành mà các giám đốc sẽ có chức năng, quyền hạn khác nhau. Tựu chung lại, những người này có vai trò hết sức quan trọng trong công ty, có tầm ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh tế, sản xuất của doanh nghiệp.

Đặc điểm của nghề Giám đốc


1. Đòi hỏi phải sở hữu một cơ thể kiến ​​thức chuyên ngành và đào tạo thực tế mở rộng

Nghề Giám đốc yêu cầu phải được thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ bởi tính chất lao động đặc thù phức tạp. Muốn trở thành Giám đốc cần trải qua nhiều trường lớp, kỹ năng, tích lũy kiến thức chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp, thị trường lao động. Lao động của Giám đốc là quản lý, vì thế nên họ phải có khả năng tổng hợp kiến thức về nhiều mặt, mở rộng hiểu biết bên ngoài chuyên môn chính. Sản phẩm lao động của Giám đốc là quyết định tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

2. Là dịch vụ một dịch vụ xã hội thiết yếu

Ai cũng biết được vai trò của một giám đốc ý nghĩa thế nào trong doanh nghiệp, nghề này được coi là một dịch vụ thiết yếu của xã hội, mang đến những lợi ích thiết thực trong công tác quản lý tổ chức. Tạo nên giá trị kinh tế cho chính đơn vị đó nói riêng, góp phần nâng cao phát triển kinh tế xã hội nói chung. Ngày nay, tại Việt Nam, nghề giám đốc đang được mở rộng và chú trọng đầu tư hơn nữa nhằm cải thiện sự đi lên của đất nước.

3. Tính liên tục trong đào tạo dịch vụ

Giám đốc là nghề 'xịn sò' đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng phải chuyên sâu và bao quát, muốn thành công thì người này phải có hoài bão, mục tiêu làm giàu rõ ràng, luôn hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm công việc của mình. Giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh đòi hỏi phải biết tạo và sử dụng vốn hiệu quả, đồng thời phải biết đưa ra các biện pháp xử lý, giải quyết các vấn đề về vốn cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất một cách hiệu quả, kịp thời. Bởi vậy nên trong quá trình làm việc, công tác cần liên tục bổ sung kiến thức, tham gia các khóa học nâng cao để bắt kịp thời đại.

4. Thành lập tổ chức chuyên nghiệp

Giám đốc là người đứng đầu bộ phận của mình, quản lý, điều phối, giao phó việc làm cho nhân viên, sắp xếp nhiệm vụ cho từng người nhằm đảm bảo hiệu suất công việc. Do đó, thành lập nhóm tổ chức chuyên nghiệp cũng là đặc điểm của nghề giám đốc. Bên cạnh việc tạo điều kiện và thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, họ còn có trách nhiệm đảm bảo thu nhập, quyền lợi, đãi ngộ đầy đủ cho cấp dưới.

5. Kết quả lao động

Lao động của giám đốc là lao động quản lý, sản phẩm là những quyết định có tính quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị lao động mà người này tạo ra là rất lớn, không chỉ được phản ánh ở mức lương cao top đầu thị trường hiện nay mà còn thông qua những dự án, sản phẩm hiện hữu, dự án,....

Kỹ năng cần có của Giám đốc


Đây là một vị trí quan trọng trong bộ máy điều hành của công ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định, hoạt động đối với một doanh nghiệp. Vì thế nên ‘chiếc ghế’ này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng cần thiết, phù hợp với tính chất công việc.

Kỹ năng phân tích đánh giá

Giám đốc doanh nghiệp là người đưa ra các quyết định, chiến lược phát triển của công ty, vậy nên người đảm nhận vị trí này phải có khả năng nhận thức tốt, nhanh nhạy trong việc đánh giá, phân tích tình hình, các giá trị, cơ hội và thách thức để nắm bắt được các vấn đề một cách nhanh chóng.

Kỹ năng giao tiếp

Yếu tố này cực kì quan trọng, một Giám đốc cần phải cho thấy được bản lĩnh, cách ứng xử khôn khéo, thông minh của mình cũng như năng lực xử lý tình huống, thuyết trình, đàm phán, giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn trong và ngoài tổ chức, nhân viên cũng như khách hàng.

Kỹ năng kỹ thuật

Bất kể nhà lãnh đạo nào cũng cần đến kỹ năng áp dụng công cụ, quy trình, biện pháp trong công việc nhằm đạt được mục tiêu, kết quả tốt nhất. Thời buổi công nghệ hiện đại, muốn không bị thụt lùi lạc hậu, đưa ra quyết định thiếu sáng suốt thì việc nhanh nhạy bắt kịp xu hướng xã hội là cực kì quan trọng, nâng cao hiểu biết về công nghệ, thiết bị máy móc, quy trình sẽ tăng thêm sự phát triển cho giám đốc cũng như toàn doanh nghiệp.

Thực trạng nghề Giám đốc tại Việt Nam hiện nay


Nghề Giám đốc là một loại cung ứng sức lao động của nhà quản lý cao cấp. Giám đốc được chia thành hai loại chính là Giám đốc kiêm chủ sở hữu doanh nghiệp, Giám đốc làm thuê.
Điểm mạnh, điểm yếu và khó khăn của nghề Giám đốc

Điểm mạnh: Đội ngũ Giám đốc hiện nay được trang bị nhiều kiến thức, chuyên môn, có hiểu biết rộng, thông minh, nhạy bén, trình độ văn hóa cao, được tiếp cận với nhiều thông tin, kiến thức mới. Đây là ưu điểm của lực lượng giám đốc ở nước ta.

Điểm yếu: Đội ngũ Giám đốc ở Việt Nam hiện nay số lượng còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Theo thống kê, nước ta có khoảng 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tính bình quân tại Việt Nam cứ 1.000 dân thì có 14,7 doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được sự thiếu hụt Giám đốc như thế nào, đặc biệt là Giám đốc chuyên nghiệp.

Nghề Giám đốc có nhiều cơ hội, theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở ra, đòi hỏi phải có người quản lý Giám đốc, có thể nói sự họ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sự thành bại của doanh nghiệp.

Việt Nam chuyển mình sang nền thị trường hiện đại, toàn cầu và có tính chất cạnh tranh, đội ngũ lãnh đạo vẫn còn gặp nhiều thiếu sót, yếu kém trong công tác điều hành, quản lý của mình. Nghề Giám đốc yêu cầu phải có kiến thức toàn diện về lĩnh vực quản lý, kinh doanh và các kỹ năng bổ trợ khác, không ngừng trau dồi bản thân để không bị thụt lùi.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng Giám đốc ở Việt Nam hiện nay


Nâng cao nhận thức của đội ngũ Giám đốc về vai trò, chức trách: Giám đốc là người đại diện doanh nghiệp, điều hành hoạt động của công ty, thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp, pháp luật.

Xây dựng Giám đốc tiêu chuẩn: Một Giám đốc cần phải có đủ phẩm chất chính trị, trình độ, kinh nghiệm quản lý cũng như năng lực chuyên môn. Ngoài ra còn cần đáp ứng điều kiện về phẩm chất đạo đức, độ tuổi, sức khỏe. Giám đốc phải chứng minh bản lĩnh của mình thông qua khả năng tăng lợi nhuận doanh thu, đạt được hiệu quả kinh tế. Thêm vào đó, đội ngũ Giám đốc phải biết sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thu thập dữ liệu để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của thời đại hiện nay.

Kinh nghiệm quản lý cũng là một yếu tố cần được nâng cao, tiêu chuẩn quan quan trọng để có thể đảm bảo tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự cấp dưới làm việc hiệu quả.

Thực hiện nghiêm ngặt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm: Quy trình tuyển dụng cần phải được lựa chọn theo tiêu chí như trên, đảm bảo công khai, chặt chẽ, đúng các bước để tìm đúng người, tránh tiêu cực trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm.


Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả của nghề giám đốc cũng có sự góp mặt của trang thiết bị nội thất văn phòng, như bàn hoặc ghế giám đốc (Quan điểm cá nhân).