1. Vợ đang có thai có quyền yêu cầu ly hôn
Căn cứ vào luật hôn nhân gia đình khi cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài thì vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.Đồng thời, khi ly hôn vợ, chồng có thể tự thỏa thuận về con cái, tài sản hoặc có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản con cái, mức cấp dưỡng,...
Lý thuyết thể hiện rõ ràng trong các văn bản nhưng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ và trẻ em thì tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình lại khẳng định:
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em thì chồng không được ly hôn nếu thuộc một trong ba trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn khi đang mang thai.
2. Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai
Dựa vào những quy định nêu trên thì người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn trong 02 trường hợp:a) Thuận tình ly hôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ- Đơn xin ly hôn thuận tình;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy tờ nhân thân của hai vợ chồng;
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí và Tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn xin thuận tình ly hôn.
Bước 4: Tòa án sẽ tiến hành hòa giải.
Bước 5: Ra quyết định
b) Vợ đơn phương yêu cầu ly hôn
Trường hợp vợ đơn phương ly hôn, ngoài việc chuẩn bị những giấy tờ như nêu trên thì cần chuẩn bị thêm: giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu ly hôn đơn phương như: chồng có hành vi bạo lực gia đình; chồng không thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình,...Chi tiết về thủ tục ly hôn bạn có thể xem thêm tại đây.
3. Khi ly hôn, người mẹ được ưu tiên nuôi con khi đang mang thai
Sau khi ly hôn vợ, chồng sẽ thỏa thuận về việc nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định quyền nuôi con sau ly hôn là: con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ giao cho người bố hoặc một người khác theo quy định. Và người nào không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
Như vậy, mặc dù người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu không đủ điều kiện để chăm sóc cho con thì có thể sẽ không được trực tiếp nuôi con.
Trên đây là những gì mà luật hôn nhân gia đình quy định về thủ tục ly hôn khi đang mang thai. Trong thời gian đang mang thai nếu bạn không tiện đi lại Tòa án thì có thể liên hệ với các đơn vị luật uy tín trên địa bàn để được hỗ trợ dịch vụ ly hôn nhanh. Sự hỗ trợ của Luật sư sẽ giúp vấn đề của bạn giải quyết nhanh hơn, bạn cũng không phải đi lại nhiều lần tại Tòa.
Còn bất cứ vướng mắc nào khác Bạn có thể liên hệ Luật sư để được hỗ trợ: 0909 854 850. Bạn cũng có thể đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh, TPHCM. Hoặc Bạn có thể cung cấp địa chỉ Luật sư sẽ đến nhà tư vấn và tiếp nhận hồ sơ.
0 Comments
Đăng nhận xét