Vì sao đất có giấy tờ đầy đủ vẫn bị tranh chấp? Tranh chấp đất đai có sổ đỏ xảy ra trong trường hợp nào? Cách giải quyết như thế nào và hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện gồm những thành phần gì? DHLaw sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây để Quý khách có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền lợi nghĩa vụ giữa những người sử dụng đất. Vấn đề tranh chấp đất đai trong thực tế xảy ra rất thường xuyên và phổ biến. Nhưng thường xoay quanh hai tình huống như:

- Tranh chấp ranh giới.

- Tranh chấp quyền sở hữu.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp không thuộc diện tranh chấp đất đai nhưng lại thường liên quan đến đất đai nên khiến nhiều người lầm tưởng. Cụ thể như:

- Tranh chấp khi mua bán đất đai.

- Tranh chấp khi thừa kế đất đai.

- Tranh chấp khi chia đất sau ly hôn.

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là tranh chấp về quyền lợi nghĩa vụ giữa những người sử dụng đất; mà một trong các bên là người đã có sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu khu đất đó.

Có bao nhiêu cách giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai?

Đối với việc tranh chấp đất đai thì các bên có thể giải quyết vấn đề thông qua các hình thức như:

- Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích người dân tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua sự trợ giúp của Hòa giải viên.

- Hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.

- Khi đã tiến hành hòa giải nhưng không đạt được thỏa thuận như mong đợi thì có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện gồm những thành phần gì?

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Sổ hộ khẩu, CMND/Thẻ căn cước của các bên liên quan.

- Các giấy tờ chứng minh khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Bước 2: Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý vụ việc và xem xét.

- Bước 3: Nếu hồ sơ còn thiếu, Tòa án sẽ thông báo bổ sung.

- Bước 4: Sau khi hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành nộp án phí tạm ứng.

- Bước 5: Tiến hành hòa giải tại Tòa.

- Bước 6: Xét xử sơ thẩm.

- Bước 7: Tòa án tuyên bố bản án sơ thẩm.

- Bước 8: Nếu các bên tranh chấp không đồng ý thì có quyền kháng cáo nhưng phải có căn cứ xác thực, rõ ràng.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai có sổ đỏ?

- Tranh chấp đất đai có sổ đỏ sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết.

- Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giải quyết.