Với sự hội nhập kinh tế, hiện nay Việt Nam là một trong những địa chỉ được đông đảo người nước ngoài quan tâm tới việc đến ở và định cư. Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ nên việc người nước ngoài muốn sở hữu nhà cũng tương đối khó khăn. Dưới đây là những quy định việc mua nhà ở Việt Nam cho người nước ngoài được Tin Mới tổng hợp và chia sẻ, mời bạn tham khảo.

tư vấn thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Những điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014; Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở; quy định những điều kiện cần thiết dành cho người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam. Chi tiết, như sau:

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
 
Theo đó, người nước ngoài được phép thuê hoặc mua nhà là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Người nước ngoài không được phép mua nhà ngoài các khu vực nêu trên.

Ngoài ra, theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

– Nếu là tổ chức nước ngoài, cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Nếu là cá nhân người nước ngoài, cần có:
  • Hộ chiếu còn giá trị;
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Hướng dẫn các bước mua nhà dành cho người nước ngoài

Hồ sơ sẽ gồm:
  • Đơn đề nghị;
  • Đối với người Việt Kiều cần phải có giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam;
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 và đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 19/2008/QH12;
  • Bản chính Hợp đồng mua bán;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán Theo quy định của pháp luật về nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế, lệ phí
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nộp tại cơ quan thẩm quyền nhà nước. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho UBND tỉnh để cấp Giấy chứng nhận.