Có những trường hợp chỉ vì mức thu nhập kém hơn đối phương nên khi ly hôn quyền giành nuôi con cũng trở nên khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải trường này bạn sẽ làm như thế nào? Và nếu bạn chưa tìm được câu trả lời thì hãy cùng Tin mới chúng tôi tham khảo qua câu hỏi cụ thể đến từ một khách hàng.

Thu nhập kém hơn vợ tôi có được giành quyền nuôi con sau ly hôn?


Câu hỏi khách hàng

Vợ chồng tôi có chung 02 con (01 trai, 01 gái), giờ cô ấy đòi ly hôn chỉ vì không còn tình cảm và tôi không đóng góp gì về kinh tế. Lý do chính là do tôi không phụ giúp được gì cho gia đình, tôi thừa nhận điều đó. Tôi cũng thừa nhận là cô ấy khá vững về kinh tế nên sẽ dành được quyền nuôi con khi ly hôn. Nhưng tôi là con trai trưởng trong gia đình nên bố mẹ tôi nhất định không để mất cháu đích tôn. Dù thu nhập hiện không ổn định nhưng sau này khi đón bé về thì bố mẹ tôi sẽ hỗ trợ nhiều về việc chăm sóc, nuôi dưỡng cháu.

Vậy bây giờ tôi có bao nhiêu phần trăm sẽ giành được quyền nuôi con?

Giải đáp vấn đề

Theo khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014: vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, việc giao con cho một người trực tiếp nuôi luôn căn cứ vào quyền lợi của các con. Và với quy định trên thì thu nhập cũng là một trong những yếu tố để Tòa xem xét.

Bạn có nói là hiện tại thu nhập của mình không ổn nhưng sau khi đón bé về thì ông bà sẽ giúp một phần. Chúng tôi nghĩ rằng bạn nên hiểu rõ thu nhập ở đây là thu nhập của chính người được Tòa án giao trực tiếp nuôi con chứ không phải là người thân thích của người đó. Do đó, dù ông bà của cháu có điều kiện về kinh tế và thời gian chăm sóc cháu nhưng đây không phải là căn cứ để Tòa giao con cho bạn nuôi.

Theo như quan điểm của chúng tôi, nếu bạn chưa đủ điều kiện về kinh tế thì bạn nên cân nhắc việc giành quyền nuôi con. Việc giành quyền nuôi con cần xuất phát từ quyền lợi tốt nhất của con chứ không nên vì lý do bạn là con đầu và cần cháu đích tôn.

Hơn nữa, Luật hôn nhân gia đình cũng có quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn. Vì vậy, sau này nếu bạn đã cải thiện được vấn đề thu nhập thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại việc cho bạn được nuôi con. Khi đó, mẹ của các con bạn cũng có thể tự nguyện giao con cho bạn nuôi.

Trên đây là những gì mà Tin Mới muốn gửi đến bạn đọc quyền nuôi con sau khi ly hôn. Hy vọng một ít thông tin chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho mình và con.