Quyền nuôi con sau khi ly hôn luôn được pháp luật khuyến khích tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ dựa vào luật hôn nhân gia đình mà xem xét ai là người có quyền nuôi con. Vậy trong trường hợp một trong hai bên ngoại tình thì ai có quyền nuôi con? 

Chồng ngoại tình tôi có được quyền nuôi con?


Câu hỏi khách hàng

Tôi muốn ly hôn khi phát hiện chồng ngoại tình nhưng tôi lại sợ mình phải ra đi tay trắng và không được quyền nuôi con. Tài sản 3 căn nhà đều do chồng đứng tên, tôi hiện tại chỉ là nội trợ. Nếu muốn chắc chắn được quyền nuôi con tôi cần chuẩn bị những gì? Liệu nếu tôi thu nhập được chứng cứ về hành vi ngoại tình của chồng thì có được coi là lợi thế của tôi không?

Giải đáp
Chào bạn! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin được đưa ra một vài quan điểm tư vấn như sau.

Khi tư vấn về một vụ án ly hôn, chúng tôi luôn tư vấn và giải quyết theo 3 vấn đề: tình cảm, con cái và tài sản

Thứ nhất, về chuyện tình cảm

Theo Luật hôn nhân gia đình khi vợ chồng yêu cầu ly hôn mà Tòa án hòa giải không thành thì sẽ giải quyết cho ly hôn khi có các căn cứ: chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng làm cuộc sống hôn nhân rơi vào trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không đạt được.

Việc chứng minh mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến tình trạng ly hôn thuộc về người có yêu cầu được ly hôn. Trường hợp chồng bạn ngoại tình bạn có thể thu thập chứng cứ nhưng pháp luật không bắt buộc phải xuất trình, chỉ cần lời trình bày của đương sự phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ cũng được Tòa chấp nhận làm căn cứ khi giải quyết vụ án.

Thứ hai, về vấn đề con chung

Ly hôn mà hai vợ chồng không thỏa thuận được một trong hai người ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi nhưng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ chứ không chỉ căn cứ vào yếu tố thu nhập.

Như vậy, sẽ không có sự đảm bảo chắc chắn nào việc bạn sẽ được quyền nuôi con sau khi ly hôn bởi nó còn phụ thuộc vào khả năng và điều kiện của các bên.

Thứ ba, vấn đề tài sản

Trước hết bạn cần xác định là tài sản mà hiện tại chồng bạn đang đứng tên được hình thành trước hay trong thời kỳ hôn nhân. Để bạn được rõ hơn chúng tôi sẽ đưa ra một vài thông tin theo quy định của pháp luật về cách xác định tài sản chung.

“Tài sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Căn cứ vào quy định trên bạn có thể xác định được nếu 3 căn nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung của hai vợ chồng. Nếu chồng bạn cho rằng đó tài sản riêng của mình anh ấy thì anh ấy cần phải chứng minh được. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ngoài ra, việc phân chia tài sản chung của hai bên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.” (điểm d khoản 2 Điều 59).

Tóm lại, với trường hợp của bạn cần xác định đó là tài sản chung hay riêng. Nếu đó là tài sản chung thì bên nào có lỗi nhiều hơn dẫn đến việc ly hôn thì có thể được phân chia phần tài sản ít hơn so với phần đáng lẽ mà họ được hưởng.

Mọi vấn đề thắc mắc khác bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp luật sư để nhận tư vấn miễn phí: 0909 854 850