Để thuận tiện hơn cho việc giải quyết tranh chấp đất đai, các sự việc tranh chấp nhà đất thường được chia ra thành nhiều dạng. Trong đó có bốn dạng phổ biến thường gặp nhất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về các dạng tranh chấp đất đai. Bạn quan tâm có thể tham khảo tại đây.


các dạng tranh chấp đất đai

Hoặc liên hệ văn phòng luật sư giải quyết tranh chấp đất đai để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, phục vụ dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả với giá thành phải chăng. Quay trở lại với nội dung chính của bài viết, dưới đây là bốn dạng tranh chấp đất đai thường hay gặp nhất trong đời sống hằng ngày.

Dạng 1: Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp này phát sinh trong quá trình sử dụng. Dựa vào giấy tờ pháp lý liên quan mà các bên có được, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm xác điẹnh xem ai là người chỉ hợp pháp của thửa đất tranh chấp đó.

Luật sư tư vấn luật đất đai cho biết: Theo điển a, khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2012 thì dạng tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trong trường hợp này, hay gặp nhất đó là:

- Tranh chấp về ranh giới đất liền kề;

- Tranh chấp ngõ đi;

- Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích;

- Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ cũ đòi lại đất;

- Chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng.

Dạng 2: Tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất

Giao dịch quyền sử dụng đất có thể kể đến như:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Sang tên sổ đỏ;

- Chuyển đổi quyền sử dụng đất;

- Cho thuê quyền sử dụng đất;

- Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn;…

Các tranh chấp này có thể là

- Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

- Công nhận hiệu lực của hợp đồng;

- Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Thời hiệu khởi kiện đối với dạng tranh chấp này được áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng nói chung.

Dạng 3: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xuất phát từ việc không thống nhất phân chia di sản thừa kế. Di sản ở đây thông thường là quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, tòa án phải xác định ranh giới để phân chia. Thời hiệu khởi kiện đối với dạng tranh chấp này được áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản nói chung.

Dạng 4: Tranh chấp về tài sản gắn liền quyền sử dụng đất

Tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm:

- Tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà về sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở;

- Các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác;

- Hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác…