Mua nhà bằng giấy tay qua vi bằng tuy có giá thành rẻ nhưng lại ẩn chứa không ít rủi ro. Để phòng tránh, trước khi mua nhà hoặc đất theo hình thức này, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về vi bằng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những lưu ý cần thiết khi mua nhà giấy tay qua vi bằng, mời bạn đọc tham khảo.

Bài viết có sự tham khảo từ công ty luật DHLaw. Bạn có thể liên hệ số Hotline 0909 854 850 để được luật sư nhà đất tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình.

mua nhà giấy tay qua vi bằng

Lập mấy bản vi bằng?

Vi bằng được lập làm ba bản. Một bản giao cho người yêu cầu, một bản được lưu giữ tại Sở tư pháp tỉnh, bản cuối cùng được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch chuyển nhượng

Vi bằng không thẩm định được giá trị pháp lý của giao dịch chuyển nhượng. Vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch giữa người mua và người bán, nhằm mục đích làm chứng nếu có xảy ra tranh chấp về sau.

Những trường hợp có thể lập vi bằng

Vi bằng được lập tại Thừa phát lại. Cơ quan này giúp cá nhân, tổ chức lập vi bằng trong những trường hợp như sau:
  • Xác nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận tài sản; quá trình và kết quả việc kiểm kê tài sản; tình trạng tài sản trước khi kết hôn, ly hôn, thừa kế; tình trạng nhà, đất, tài sản khi mua, bán, cho thuê;
  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; tình trạng nhà, tài sản bị hư hỏng do hành vi của cá nhân, tổ chức khác; tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; xác nhận hành vi bày bán hàng giả, hàng nhái tại cơ sở kinh doanh, thương mại; việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Xác nhận mức độ ô nhiễm; sự chậm trễ trong thi công công trình; tình trạng công trình khi nghiệm thu;
  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thật; đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền; đưa tin vu khống;
  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; cuộc họp của cơ quan, tổ chức; cuộc họp gia đình;
  • Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
  • Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng có giá trị khi nào?

Vi bằng có giá trị khi được đăng ký tại Sở tư pháp. Những trường hợp vi bằng không được đăng ký tại đây sẽ không có giá trị. Thời hạn có hiệu lực của vi bằng không bị giới hạn.

Mua bán qua vi bằng gặp những rủi ro gì?

Mua bán qua vi bằng có thể được thực hiện nhiều lần. Nghĩa là thửa đất có thể được chuyển nhượng qua nhiều người. Khi đó sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Cũng không ít trường hợp, người chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng, trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng hoặc đã chuyển nhượng cho người khác qua giấy tờ tay. Về sau, nguy cơ sảy ra tranh chấp đất đai là rất cao. Cơ quan chức năng cũng sẽ gặp không ít khó khăn để xử lý vụ việc.